❣️LỜI KHUYÊN ĐỂ GIÚP CON TRẺ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ TỐT NHẤT ❣️

❣️LỜI KHUYÊN ĐỂ GIÚP CON TRẺ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ TỐT NHẤT ❣️

📌Cha mẹ hãy là “người ươm mầm”
Đối với việc nuôi dạy con cái cha mẹ nào cũng đều mong con mình có cuộc sống tốt đẹp. Trong đó, giáo dục theo phong cách “người ươm mầm” sẽ tạo cơ hội và không gian để con tiếp xúc, từ đó con sẽ tự tìm ra điều khiến con yêu thích. Chỉ khi bố mẹ thực sự “hiểu” con như cách một bác thợ làm vườn lão luyện hiểu về loại cây mình đang trồng, bố mẹ mới có thể điều chỉnh môi trường xung quanh để cây bén rễ và phát triển mạnh mẽ, tươi sáng được.

📌Hãy trò chuyện và đọc cho con nghe thật nhiều!
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả ở giai đoạn vài tháng tuổi, khi trẻ còn chưa hiểu nghĩa của từ thì não bộ của trẻ vẫn có thể liên tục tiếp nhận từ ngữ. Cho nên việc trò chuyện và đọc cho con nghe mỗi ngày giúp con tiếp thu thông tin một cách bị động và là nền tảng cho giai đoạn học chủ động về sau.

📌Giúp con tìm ra gốc rễ của vấn đề bằng việc giải thích
“Giải thích” là cách tốt nhất khi đứng trước những câu hỏi của trẻ thay vì chỉ đơn giản trả lời là có – không, đúng – sai hay “phải là như thế” mà không đưa ra bất kỳ một luận điểm nào, bé sẽ dễ dàng hiểu biết và tiếp thu những điều ba mẹ giải thích đó.

📌Thay vì kết luận tính cách, hãy giúp con học cách nhìn vào sự việc
Cơ chế khen – trách dựa trên sự việc và hành động thay vì kết luận tính cách là nền tảng để trẻ hình thành cách nhìn khách quan đối với sự việc, giúp trẻ học được cách nhìn nhận bản chất của vấn đề thay vì quy chụp, bé sẽ biết điều đúng đắn chỗ nào và thiếu sót chỗ nào, đảm bảo bé có 1 tính cách đẹp nhất.

📌Hãy trở thành một tấm gương tốt!
“Bắt chước” là một cách học hiệu quả và giúp trẻ có cảm giác được làm chủ công việc của mình. Tuy nhiên, con trẻ không phân biệt được cái nào nên bắt chước, còn cái nào thì không nên bắt chước. Vì vậy, trước mặt con, chúng ta nên cố gắng trở thành những hình mẫu tốt đẹp và cách xử lý đẹp nhất để con có thể sao chép những điều tích cực này.

📌Tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc một cách an toàn với nhiều người
Cho bé tiếp xúc với mọi người nhưng trong tầm kiểm soát sẽ giúp trẻ mở rộng cách nhìn đối với con người, mở rộng thế giới quan, tạo nên tư duy rộng mở sau này.

📌Để con tự do khám phá thế giới
Quá trình thử – học – ghi nhớ – tiếp tục thử nghiệm là chuỗi hoạt động giúp trẻ khám phá cuộc sống xung quanh; lúc này ba mẹ không nên là cấm đoán, la mắng hay liệt kê một danh sách “nên” hoặc “không nên” thật dài. Thay vào đó, chúng ta nên đứng từ xa quan sát và chỉ can thiệp khi thực sự thấy cần thiết.

Mặc dù việc “lùi bước về sau để nhìn con rõ hơn” chẳng hề dễ dàng, song việc tham gia vào
mọi hành động để đảm bảo con an toàn sẽ “tước đoạt” đi quyền tự khám phá của con với thế giới xung quanh.

Hãy để con được cảm thấy khó khăn khi chinh phục điều mới và thử nghiệm điều xa lạ, và chỉ đưa ra những hướng dẫn cần thiết khi con cần tìm đến sự trợ giúp của ba mẹ. Đừng quên rằng nên trao tặng những lời tán dương khi con khám phá hoặc tự tìm tòi được một điều gì thú vị, cha mẹ nhé!